Ngày nay, việc thiết kế những linh kiện, thiết bị điện tử sao cho nhỏ gọn mà vẫn giữ được hiệu năng tốt nhất đang là xu hướng và điều này đòi hỏi những phương pháp vô cùng hiện đại. Và để đáp ứng được những yêu cầu đó, SMT dần được đưa vào ứng dụng rộng rãi và trở nên vô cùng quan trọng trong ngành sản xuất thiết bị, linh kiện điện tử.
Vậy SMT là gì ? Hãy cùng PEI tìm hiểu về SMT là gì và quy trình hoạt động của SMT trong bài viết này nhé !
SMT là gì? Quy trình hoạt động và đặc điểm của SMT
SMT là gì?
SMT là gì ? SMT là viết tắt của Surface-Mount Technology là công nghệ gắn kết bề mặt. Đây là một phương pháp dùng để gắn hay cố định những thành phần điện trực tiếp lên bề mặt của PCB hoặc của bảng mạch in.
Quá trình này cho phép việc sản xuất tự động hoàn thành nhiều các công đoạn lắp ráp cần thiết hơn với mục đích tạo ra một bảng làm việc. Nó giúp giảm chi phí sản xuất, đồng thời loại bỏ đi những tắc nghẽn của dây chuyền lắp ráp để tăng sản lượng tối đa.
SMT là viết tắt của Surface-Mount Technology là công nghệ gắn kết bề mặt
SMT có mang trong mình một lợi thế rất lớn khác so với phương pháp (công nghệ xuyên lỗ) trước đây. Trong phương pháp cũ hơn, những linh kiện điện tử được cố định lên một bảng mạch thông qua những lô được đục khoét cụ thể trên bảng cho linh kiện. Việc này đòi hỏi những thành phần lớn hơn, xử lý chính xác và cần có thêm một chất hàn để có thể cố định từng thành phần một cách chắc chắn nhất.
Quy trình hoạt động của SMT
Sau khi đã biết được SMT là gì rồi thì tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về quy trình hoạt động của SMT. SMT là một phương pháp sử dụng những công cụ chuyên dụng để quản lý những thành phần nhỏ có trên bảng mạch in. Trong khi việc này chúng ta có thể làm bằng tay nhưng nó lại rất tốn thời gian và khá tẻ nhạt. Cho nên hầu hết tất cả việc sản xuất và thao tác lắp ráp SMT đều được thực hiện bởi tự động hoá.
Quy trình này bắt đầu với rất nhiều linh kiện và với bất kỳ một loại bảng mạch in nào. PCB thường sẽ được bao phủ trong những miếng hàn được làm bằng mạ thiếc, vàng hoặc bạc. Tiếp theo là phủ lên miếng hàn băng keo hàn bằng niken hoặc thép không gỉ. Khi miếng hàn đã vào đúng vị trí, PCB được chuyển xuống dây chuyền lắp ráp để chọn và đặt những máy lấy các thành phần đến từ băng chuyền và đặt những thành phần đó vào các vị trí cần thiết trên PCB.
Quy trình hoạt động của SMT
Sau đó, bảng mạch in được chuyển qua một lò nung nóng lại, khu vực này được tiếp xúc với bức xạ hồng ngoại. Sự tiếp xúc này dẫn đến việc keo hàn tan chảy vào tạo thành những mối nối hàn. Tiếp theo, PCB phải tiếp tục trải qua nhiều đợt kiểm tra chất lượng, trong đó bao gồm cả việc tinh chỉnh linh hiện và kiểm tra luôn cầu hàn. Trong trường hợp bảng mạch in có hai mặt thì quá trình in, đặt và chỉnh lại có thể sẽ được lặp lại bằng cách dùng keo hoặc hồ hàn để giữ cho các linh kiện vẫn ở đúng vị trí.
Đặc điểm của SMT
Để hiểu rõ hơn về SMT là gì thì tiếp theo đây chúng ta sẽ tìm hiểu về các đặc điểm của SMT, những ưu điểm mà SMT mang lại cho con người và những nhược điểm mà SMT vẫn còn chưa thể xử lý được.
Ưu điểm của SMT
-
SMT hỗ trợ cho việc hình thành những thiết kế PCB nhỏ hơn thông qua việc cho phép mật độ thành phần nhiều hơn, cung cấp cho những nhà thiết kế nhiều dữ liệu hơn để làm việc.
-
Trong quá trình SMT, cả hai mặt của bảng mạch in đều có thể đặt được các thành phần, từ đó làm tăng những thành phần có trên một bảng mạch hay diện tích.
-
Các PCB khi được lắp ráp SMT có khả năng truyền tín hiệu tốc độ cao bởi độ dài kết nối ngắn hơn và có độ trễ nhỏ.
-
SMT là giải pháp rất được ưa chuộng để lắp ráp tự động hoá với một số máy định vị có khả năng lắp đặt hơn 136.000 thành phần/linh kiện mỗi giờ.
-
Do cảm ứng dẫn thấp hơn và gói nhỏ gọn, nó có diện tích vòng bức xạ nhỏ hơn và nhờ đó mà khả năng tương thích điện từ (EMC) được tốt hơn.
-
Quá trình sản xuất và lắp ráp cũng không phức tạp và chúng ta chỉ cần tạo ra rất ít lỗ.
-
Làm giảm kháng và trở của lớp chì tiếp xúc nhờ đó làm tăng hiệu năng của những linh kiện cao tần.
-
Trong điều kiện bị rung lắp hay va đập thì SMT vẫn rất bền bỉ.
-
Các sản phẩm SMT rất đa dạng, đáp ứng được nhiều kiểu nhu cầu từ thủ công cho đến tự động hoá.
Các ưu điểm chính của SMT
Nhược điểm của SMT
-
Công nghệ gắn kết bề mặt (SMT) không phải là quy trình không có những khuyết điểm và đặt ra các thách thức độc đáo cho riêng nó. Trong khi những thành phần có thể được đặt vào bảng mạch nhanh hơn, thì máy móc thiết bị cần thiết để thực hiện như vậy là rất tốn kém về chi phí. Chính vì Vậy, mặc dù chi phí để lắp ráp bo mạch thấp hơn, khoản vốn đầu tư ban đầu cho quá trình lắp ráp này vẫn tăng lên đáng kể.
-
Việc lắp ráp và sửa chữa linh kiện thủ công rất phức tạp và đòi hỏi những công cụ tiên tiến, giá thành cao và cần có một người vận hành với tay nghề cao.
-
Nhiều thành phần SMT sẽ không tương thích với ổ cắm.
-
SMT cũng có đưa ra những khả năng sắp xếp sai những thành phần, điều này lại ít xảy ra hơn trong trường hợp khoét lỗ xuyên qua. Trong lỗ xuyên, một khi những dây dẫn xuyên qua các lỗ, những thành phần sẽ được tinh chỉnh hoàn toàn và không thể nào di chuyển ra khỏi vị trí. Tuy nhiên, những thành phần SMT vẫn có khả năng bị lệch nếu như không được xử lý một cách cẩn thận.
Nhược điểm của SMT
Kết luận
Qua bài viết trên của PEI, chắc hẳn các bạn cũng đã hiểu rõ về SMT là gì và quy trình hoạt động của SMT rồi. Là một công nghệ được gắn kết bề mặt giúp cho việc lắp ráp các thành phần và PCB được nhanh chóng và đơn giản. SMT đã mang lại cho chúng ta rất nhiều các ưu điểm vượt trội. Chính vì những ưu điểm và lợi ích nó mang lại nên SMT đã được ứng dụng phổ biến trong ngành sản xuất hiện nay về bảng mạch in.